Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

danh sách đọc #35

Một bài viết về 'Mentorship', một mối quan hệ đặc biệt và quan trọng ở bậc đại học và sau đại học.

Một series bài viết về tâm lý học phát triển với những tổng quan thú vị và giúp người đọc có cái nhìn rộng và sâu về những nghiên cứu từ đầu cho đến mới nhất về sự phát triển của con người. Xuất bản bởi NXB Wiley, trong tạp chí Wires Cognitive Science cuối năm 2016. Rất hay và đáng nghiền ngẫm sau khi đọc những quyển handbook như cuốn của Goswami (2011) về phát triển nhận thức hay Smith (2011) về phát triển cảm xúc - xã hội cũng của NXB Wiley. How We Develop — Developmental Systems and the Emergence of Complex Behaviors

Đọc về sự ra đời của Sci-Hub và chủ của nó Alexandra Elbakyan lại làm cho ta suy nghĩ về Open Access và về những vấn đề của thế giới, của chính trị, và các giá trị về công bằng và dân chủ. Cái chết của Aaron Swartz mà người ta cho rằng do chính quyền Mỹ bức tử và vụ Elsevier kiện Elbakyan làm cho ta phải suy nghĩ, liệu những người thông minh và không chịu thỏa hiệp những giá trị mà họ tin tưởng tuyệt đối với cách mà xã hội đangvận hành có còn chốn dung thân và sống yên bình với tài năng trời ban của họ? Đọc một số bài để nghĩ về phong trào Open Access và quyền tự do thông tin.  Should All Research Papers Be Free? Đọc lại bài dịch của cô Phạm Thị Ly Kinh doanh ấn phẩm khoa học.

Và thêm một số bài đọc khác về mối quan hệ tưởng chừng có thể rạch ròi phân định nhưng hóa ra lại không đơn giản của khoa học và chính trị. Is Science Political?The Virtue of Scientific ThinkingDemocratic Science.

Và một số tin tức về Hồng Kông, mà báo chí quốc tế dự đoán có thể là một Thiên An Môn 2019... Những thước video làm cho ta phải nổi da gà và cầu nguyện cho Hồng Kông. Trong tuần này, người HK kỉ niệm 30 năm Baltic Way bằng cách tự lập một hàng người dài 50km dọc HK và lên tới đỉnh núi Sư Tử. Bạo chính, Bạo loạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét