Tác giả: PHẠM THỊ THỦY TIÊN
Sau khi bạn phác thảo sơ lược câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thì nghiên cứu lý thuyết (literature review) là công việc quan trọng tiếp theo phải làm. Nghiên cứu lý thuyết là xác định, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu khoa học xoay quanh một vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu cụ thể, có thể dưới dạng một bài nghiên cứu độc lập, là phần mở đầu (introduction) của một bài báo khoa học, hoặc là một chương trong luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu lý thuyết phải dựa trên một câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu cụ thể, rõ ràng thay vì một ý tưởng nghiên cứu còn sơ khai.
Vai trò thứ hai của nghiên cứu lý thuyết là xác định những kết luận chưa có thống nhất và những điều còn mâu thuẫn để dẫn dắt vào một nghiên cứu mới hoặc để chỉ ra vấn đề và gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu thuyết minh có thể cung cấp những cơ sở lý thuyết để giải thích cho những mâu thuẫn trên và đồng thời phát triển (những) lý thuyết hoặc giả thuyết mới. Ngoài ra, nghiên cứu lý thuyết cũng có thể nhằm đưa ra những đề xuất cho ứng dụng trong thực tiễn và vận động chính sách.
Sau khi bạn phác thảo sơ lược câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thì nghiên cứu lý thuyết (literature review) là công việc quan trọng tiếp theo phải làm. Nghiên cứu lý thuyết là xác định, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu khoa học xoay quanh một vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu cụ thể, có thể dưới dạng một bài nghiên cứu độc lập, là phần mở đầu (introduction) của một bài báo khoa học, hoặc là một chương trong luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu lý thuyết phải dựa trên một câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu cụ thể, rõ ràng thay vì một ý tưởng nghiên cứu còn sơ khai.
Nguồn: FB Kafka Bookstore |
Tại sao cần nghiên cứu lý thuyết?
Vai trò của nghiên cứu lý thuyết là thiết lập một cơ sở lý thuyết về những gì các nghiên cứu trước đã tìm ra xoay quanh chủ đề nghiên cứu. Độ rộng và độ sâu của cơ sở lý thuyết này tùy thuộc vào loại công trình nghiên cứu và đặc trưng của mỗi ngành. Ví dụ, chương về cơ sở lý thuyết trong luận văn tiến sĩ sẽ cung cấp một lượng kiến thức khổng lồ và đầy đủ về chủ đề nghiên cứu, với độ rộng và độ sâu ở cấp độ cao nhất. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu về một chủ đề nào cụ thể và muốn có một cái nhìn từ bao quát đến chi tiết chính thì bạn có thể vào các cơ sở dữ liệu chuyên lưu trữ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ hoặc vào trực tiếp trang web cá nhân và liên hệ với tác giả. Ngược lại, các bài báo đăng trên các tập san khoa học thường không có nhiều không gian cho phần cơ sở lý thuyết. Tập san giữa các ngành lạị có đặc thù và quy định khác nhau về độ dài của cơ sở lý thuyết (phần giới thiệu - introduction). Chẳng hạn, tập san ngành y thường cho viết ngắn hơn nhiều so với tập san ngành tâm lý học.Vai trò thứ hai của nghiên cứu lý thuyết là xác định những kết luận chưa có thống nhất và những điều còn mâu thuẫn để dẫn dắt vào một nghiên cứu mới hoặc để chỉ ra vấn đề và gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu thuyết minh có thể cung cấp những cơ sở lý thuyết để giải thích cho những mâu thuẫn trên và đồng thời phát triển (những) lý thuyết hoặc giả thuyết mới. Ngoài ra, nghiên cứu lý thuyết cũng có thể nhằm đưa ra những đề xuất cho ứng dụng trong thực tiễn và vận động chính sách.
Có những kiểu nghiên cứu lý thuyết nào?
Có hai nghiên cứu lý thuyết là thuyết minh (narrative) và hệ thống (systematic). Một bài nghiên cứu thuyết minh có thể là nền tảng cho nghiên cứu hệ thống và ngược lại. Đa số các nghiên cứu lý thuyết của bài báo khoa học hoặc luận văn thường sẽ nằm đâu đó ở giữa hai loại này. Nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis) là một ví dụ chuẩn mực của nghiên cứu lý thuyết hệ thống (systematic literature review).
Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh (narrative literature review)
- Phân tích, tổng hợp một cách tường tận và thấu đáo
- Không theo một quy trình rõ ràng, cụ thể (non-explicit protocol)
- Các nghiên cứu chọn để phân tích là những nghiên cứu yểm trợ những đề xuất của tác giả (nhưng vẫn mang tính khách quan, cân bằng)
- Có thể đánh giá chất lượng và điểm mạnh của từng nghiên cứu khác nhau một cách định tính
- Khi thiếu dữ kiện, tác giả có thể đề xuất dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của chính mình - và độ thuyết phục của những đề xuất cá nhân này tùy thuộc vào độ mạnh của những dữ kiện cơ sở mà tác giả sử dụng trong bài (underlying evidence)
Nghiên cứu lý thuyết hệ thống (systematic literature review)
- Sử dụng bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm (empirical evidence)
- Có quy trình rõ ràng (explicit protocol)
- Có tiêu chí chọn lựa và loại trừ cụ thể (inclusion/exclusion criteria)
- Dữ kiện từ từng nghiên cứu riêng lẻ có thể được tổng hợp thành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)
- Thường gồm các nghiên cứu đjnh lượng
- Khi thiếu dữ kiện, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tương lai để bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu
- Phát triển lý thuyết (theory development)
- Đánh giá lý thuyết (theory evaluation)
- Khảo sát hiện trạng kiến thức về một chủ đề
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Lịch sử phát triển một lý thuyết
Các bước tiến hành nghiên cứu lý thuyết
1) Xác định phạm vi (scoping)
Phạm vi của cuộc nghiên cứu lý thuyết được quyết định bởi câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu. Để có được một câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, bạn nên trả lời được các câu hỏi như nghiên cứu về điều gì, ở đâu? những khái niệm hoặc biến số quan tâm là gì? các biến này có liên hệ với nhau như thế nào? v.v…2) Lên kế hoạch (planning)
Lúc này, bạn chia nhỏ (các) câu hỏi nghiên cứu thành những khái niệm riêng lẻ để hình thành từ khóa tìm kiếm (search tems). Hãy định nghĩa các từ khóa này. Bạn có thể nghĩ tới các từ đồng nghĩa, gần nghĩa với khái niệm hoặc thuộc tính, biến số mà bạn quan tâm, nói chuyện với chuyên gia về chủ đề đó, đọc sách giáo khoa, hoặc tra từ điển Việt - Việt, Hán - Việt để chắc chắn rằng bạn không bỏ sót các từ khóa quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, bạn muốn làm một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực hành chánh niệm và trí thông minh xúc cảm (EQ). Một từ khóa quan trọng ở đây là chánh niệm. Chánh niệm được định nghĩa là sống trong hiện tại, là khi ta dồn hết giác quan, cảm xúc, và suy nghĩ vào sự việc trước mắt và không có bất kỳ phán xét nào trong thời điểm hiện tại. Theo nghĩa này, Phật Giáo còn có từ gần nghĩa là tỉnh giác, tài liệu tiếng Anh dùng từ mindfulness. Từ có liên quan gần thì có thiền chánh niệm (mindful meditation), kiểm soát hơi thở, và yoga. Như vậy, bạn có một số từ khóa để bắt đầu công cuộc tìm kiếm tài liệu.Thông thường người nghiên cứu phải cân bằng giữa độ nhạy (sensitivity) - tìm được càng nhiều tài liệu càng tốt, và độ cụ thể (specificity) - phải đảm bảo là bài được chọn có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. Ở bước này, ta chú trọng vào độ nhạy hơn để có thể nhìn vấn đề nghiên cứu ở bề rộng, tổng quan. Kế tiếp, cần xác định tiêu chí bao gồm và loại bỏ (inclusion/exclusion criteria) bằng cách cân nhắc các yếu tố: câu hỏi nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm, cách đo lường/ các biến liên quan, thiết kế nghiên cứu, người tham gia (hay là quần thể quan tâm). Chẳng hạn, bạn chỉ muốn tìm hiểu về mối tương quan giữa chánh niệm và EQ ở thanh thiếu niên nên tiêu chí bao gồm của bạn là nghiên cứu phải có cả hai từ khóa này như là hai biến số chính, và tiêu chí loại trừ là các nghiên cứu về số người thực hành chánh niệm tại gia và tại điểm tập trung hay là ảnh hưởng của chánh niệm lên sức khỏe thể chất ở người trung niên, v.v…
3) Tìm kiếm (Identification/ searching)
Khi bắt đầu tìm kiếm, bạn hay ghi chép lại rõ ràng và hệ thống bạn đã làm gì và làm như thế nào, chẳng hạn như:- Bạn dùng bao nhiêu từ khóa tìm kiếm, kể ra.
- Các biến độc lập và biến phụ thuộc, các khái niệm, vv…
- Bạn đã kết hợp các từ khóa tìm kiếm như thế nào?
- Bạn có dùnglogic Boolean không, nếu có thì làm như thế nào?
- Bạn đã chọn những từ khóa đó như thế nào?
Bạn hãy nghĩ về những từ đồng nghĩa, gần nghĩa với biến số mà bạn quan tâm, nói chuyện với chuyên gia, đọc sách giáo khoa, tra từ điển Việt, Hán Việt, vv… Tiêu chí bao gồm/ tiêu chí loại trừ là gì? Tại sao? Cuối cùng, bạn có bao nhiêu từ hoặc dãy từ khóa tìm kiếm?
Khi tìm kiếm, ta nên dùng ít nhất 2 cơ sở dữ liệu (databases), bộ máy tìm kiếm (search engines), tạp chí khoa học (journals) có liên quan, và bắt đầu việc tìm kiếm ở những nguồn đó.
Tiếp đó, bạn kiểm tra sơ bộ một vài các kết quả tìm kiếm đầu tiên xem có cần phải thay đổi tiêu chí bao gồm và loại bỏ không hoặc từ khóa tìm kiếm không? Có cần thêm từ khóa nào mới không? Nếu phải thay đổi các yếu tố trên thì bạn cần quay trở lại bước lên kế hoạch.
Nhưng như vậy có thể vẫn chưa đủ, vì có nhiều nghiên cứu không (hoặc chưa) được xuất bản; vấn đề trong xuất bản (hiệu ứng lưu kho – file-drawer effect; sai lệch trong xuất bản – publication bias), vậy ta cũng nên rà soát bài báo mình đọc, mục danh sách tham khảo, truy cập trực tiếp vào trang web của hội nghị, hội thảo, tạp chí khoa học, website tổ chức, liên hệ với tác giả, đọc trích dẫn(citation) vv…
Một số cơ sở dữ liệu phổ biến như:
- EBCOhost
- PsychINFO
- ProQuestDissertations and Theses
- WorldCat
- SSRN
- PubMed
- Scopus
- ISI Web of Knowledge
- Google Scholar
- Tâm lý và các ngành liên quan: goo.gl/AFG3Ny
- Chọn CSDL có liên quan đến lĩnh vựcnghiên cứu
- Tìm từ khóa trong phần nào (cả bài, tóm tắt, hay tựa đề)?
- Boolean logic? (AND, OR, NOT… ie. “stress AND performance”)
- Truncation symbol ? (‘*’ or ‘$’, ie. Hippocam* for ‘hippocampus’, ‘hippocampal’, ‘hippocampi’)
- Wildcard symbol ? (‘#’, ‘?’ ie. wom#n-> ‘women’ or ‘woman’)
4) Chọn lọc (Screening)
- Sử dụng phần mềm quản lý tài liệu nếu số lượng tài liệu phê bình lớn (ie. Refworks, Endnote, Mendeley,…)- Đọc Tựa đề hoặc Phần Tóm Tắt của tất cả các kết quả tìm được từ quy trình trên; nếu thỏa bộ tiêu chí bao gồm và loại trừ thì lấy nguyên bài (full-text) để đọc
- Đọcfull-text, tập trung vào phần Phương Pháp và Kết Quả hơn là phần Giới Thiệu và Kết Luận. Tiếp tục đối chiếu với tiêu chí bao gồm và loại trừ trong khi đọc để giảm bớt các bài không phù hợp
- Ở bước này, chú trọng vào độ cụ thể (specificity)
- Ghi chú lại số lượng bài bị loại bỏ và lý do
- Đánh giá tổng quan về chất lượng bài báo (để ý đến phương pháp)
5) Viết báo cáo (write report)
- Tóm tắt bằng cách liệt kê hoặc lập sơ đồ các tài liệu tham khảo cùng với kết quả nghiên cứu của chúng (ví dụ: dưới dạng bảng biểu)- Tổng hợp và đánh giá, phê bình
- Có 3 hình thức tổng hợp:
- Thống kê (statistical): Meta-analysis (phân tích tổng hợp)
- Thuyết minh (narrative): tóm tắt bằng lời văn: sắp xếp theo chủ đề, loại nghiên cứu, vv…
- Theo khái niệm: gom các khái niệm của cácnghiên cứu khác nhau lại thành một nhóm để phân tích
- Nền tảng lý thuyết
- Thiết kếnghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu
- Cách đo lường
- Chiến lược phân tích dữ liệu
- Phân tích kết quả
- Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu để đi đến một kết luận rõ ràng về các bằng chứng hiện có
Một số lưu ý cuối cùng
- Phần mở đầu của một luận văn thường là một bài phê bình thuyết minh, nhưng ta có thể dựa vào các kỹ thuật tìm kiếm mang tính hệ thống- Các vấn đề thường gặp phải trong một bài nghiên cứu lý thuyết kém:
- Giới thiệu không rõ ràng – đừng đợi đến cuối mới viết ý chính của bạn
- Bao quát chưa đầy đủ các tài liệu hiện có
- Thiếu tính tổng hợp(integration)
- Thiếu đánh giá phê phán (critical appraisal) – đi vào những lỗi và điểm yếu của dữ kiện/ bằng chứng
- Không điều chỉnh kết luận sau khi đánh giá phê phán
- Những khẳng định và bằng chứng mập mờ, không rõ ràng
- Chỉ phê bình những bằng chứng một cách ‘có chọn lọc’
Tham khảo
1) Cooper, H. M. (2012). APA handbook of research methods in psychology. Vol. 1, Foundations, planning, measures, and psychometrics. Washington, D.C : American Psychological Association. Chapter 8
2) Andy Siddaway. How to do a systematic literature review and meta-analysis. goo.gl/E5eGw5
3) Baumeister& Leary (1997). Writing narrative literature reviews. Review of General Psychology. Vol. 1. No. 3, 311-320