Một bài viết về 'Mentorship', một mối quan hệ đặc biệt và quan trọng ở bậc đại học và sau đại học.
Một series bài viết về tâm lý học phát triển với những tổng quan thú vị và giúp người đọc có cái nhìn rộng và sâu về những nghiên cứu từ đầu cho đến mới nhất về sự phát triển của con người. Xuất bản bởi NXB Wiley, trong tạp chí Wires Cognitive Science cuối năm 2016. Rất hay và đáng nghiền ngẫm sau khi đọc những quyển handbook như cuốn của Goswami (2011) về phát triển nhận thức hay Smith (2011) về phát triển cảm xúc - xã hội cũng của NXB Wiley. How We Develop — Developmental Systems and the Emergence of Complex Behaviors
Đọc về sự ra đời của Sci-Hub và chủ của nó Alexandra Elbakyan lại làm cho ta suy nghĩ về Open Access và về những vấn đề của thế giới, của chính trị, và các giá trị về công bằng và dân chủ. Cái chết của Aaron Swartz mà người ta cho rằng do chính quyền Mỹ bức tử và vụ Elsevier kiện Elbakyan làm cho ta phải suy nghĩ, liệu những người thông minh và không chịu thỏa hiệp những giá trị mà họ tin tưởng tuyệt đối với cách mà xã hội đangvận hành có còn chốn dung thân và sống yên bình với tài năng trời ban của họ? Đọc một số bài để nghĩ về phong trào Open Access và quyền tự do thông tin. Should All Research Papers Be Free? Đọc lại bài dịch của cô Phạm Thị Ly Kinh doanh ấn phẩm khoa học.
Và thêm một số bài đọc khác về mối quan hệ tưởng chừng có thể rạch ròi phân định nhưng hóa ra lại không đơn giản của khoa học và chính trị. Is Science Political?, The Virtue of Scientific Thinking, Democratic Science.
Và một số tin tức về Hồng Kông, mà báo chí quốc tế dự đoán có thể là một Thiên An Môn 2019... Những thước video làm cho ta phải nổi da gà và cầu nguyện cho Hồng Kông. Trong tuần này, người HK kỉ niệm 30 năm Baltic Way bằng cách tự lập một hàng người dài 50km dọc HK và lên tới đỉnh núi Sư Tử. Bạo chính, Bạo loạn.
Tập hợp những ghi chép trong quá trình học tập, nghiên cứu, và giảng dạy của Phạm Thị Thủy Tiên. Email: cindkie.thuytien@gmail.com
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
danh sách đọc (nghe) #34
Photo source: Internet |
1. Khối lượng công việc của một giáo sư đại học ở các đại học lớn của phương Tây được bàn luận qua bài viết về 'nhiều đầu việc' mà họ được kỳ vọng đảm nhiệm. Đối nghịch với tải trọng và đòi hỏi công việc là mức lương 'một đầu việc' của giáo sư đại học. Being a professor is too many jobs, perhaps? Điều này phải làm ta suy nghĩ về việc các sinh viên sau đại học và nghiên cứu sinh tiến sĩ và hậu tiến sĩ, hoặc nói chung là những nhà nghiên cứu trẻ có nên tiếp tục đâm đầu vào những trường đại học danh tiếng hay không? Khi kỳ vọng về 'lượng' quá cao thì 'phẩm' làm sao đạt được? Có lẽ chăng, chúng ta nên thông thái hơn trong việc 'chọn nơi gửi mình'? Đọc thêm bài The tradeoff between productivity and risk-taking và suy nghĩ về vấn đề 'phẩm' và 'lượng'.
2. Một bước tiến rất đáng ngưỡng mộ của tạp chí Nature trong việc minh bạch hóa và tôn trọng kết quả nghiên cứu. Nature Human Behavior số mới ra có đăng một trong những bài báo 'registered report' đầu tiên của He & Cote, Self-insight into emotional and cognitive abilities is not related to higher adjustment, một bằng chứng trái chiều về vai trò của khả năng tự nhận biết bản thân trong tâm lý và tư duy. Quy trình của một registered report bắt đầu bằng việc gửi proposal đăng ký trước các bước tiến hành và giả thuyết nghiên cứu. Khi đã được duyệt thì kết quả nghiên cứu dù là không ủng hộ giả thuyết ban đầu cũng sẽ được công bố. Dĩ nhiên với yêu cầu là các bước thiết kế, thu thập và phân tích số liệu phải được thực thực hiện hết sức chặt chẽ (robust) và được công khai trên tạp chí. Bài báo này là một ca cần lưu lại để học hỏi. Các tài liệu về coding trên R được tác giả cung cấp hết sức khoa học và rõ ràng, rất tiện để mình học.
3. Tập mới nhất của Last Week Tonight, John Oliver đụng chạm đến vấn đề muôn thuở: Thiên kiến giới trong y khoa. Bias In Medicine: Last Week Tonight with John Oliver (HBO).
4. Bài báo của Roy et al. (2006) mình đã nghe trên podcast của The Guardian rất lâu rồi nhưng giờ mới có dịp đọc bài gốc. The Human Speechome Project. Dự án rất thú vị, giống như sự kết hợp của Piaget, machine learning, computational modelling, và các công nghệ nghe nhìn tân tiến nhất.
5. Bài viết trên The Conversation Global về tình hình của Hồng Công. Một số lối viết câu và từ vựng hay, có thể lưu lại để học và dùng. (v.d. Beijing has a long-term Hong Kong challenge on its hands, one that in many ways is of its own making.) Beijing is moving to stamp out the Hong Kong protests – but it may have already lost the city for good.
6. Bài viết về Elizaberth Warren. Mô tả tiểu sử và triết lý giảng dạy của Warren. Elizabeth Warren’s Classroom Strategy A lifelong teacher, she’s the most professorial presidential candidate ever. But does America want to be taught?
6. Bài viết về Elizaberth Warren. Mô tả tiểu sử và triết lý giảng dạy của Warren. Elizabeth Warren’s Classroom Strategy A lifelong teacher, she’s the most professorial presidential candidate ever. But does America want to be taught?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)